Làng nghề truyền thống-Mì gạo Tử Nê

 Làng nghề truyền thống-Mì gạo Tử Nê

 Ai đã có có dịp đến Bắc Ninh chắc hẳn sẽ không quên được những làn dân ca Qua Họ của các anh hai chị hai; những món ăn đặc sản được làm từ làng nghề ở vùng đất Quê Thiên Đàng Tử Nê. Xã Tân Lãng, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh, từ lâu đã nổi danh là làng nghề làm bún, làm mì ngon mà nhiều khách thập phương biết đến. Nghề làm bún, làm mì không đơn giản chỉ là một nghề mưu sinh mà nó còn là thức quà quen thuộc mỗi khi khách du lịch đến với mảnh đất nơi đây.  

Làng nghề truyền thống

Làng làm MÌ GẠO TỬ NÊ được công nhận là làng nghề truyền thống có từ thời cha ông để lại lên tới cả trăm năm. Tháng 7 năm 1995 hợp tác xã mì gạo Tử Nê được thành lập để chủ động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của làng nghề. Nghề làm mì, bún không đòi hỏi phải có nhiều vốn. Ít vốn thì làm ít mà có nhiều làm lớn hơn. Nghề có rải rác khắp các hộ dân thuộc thôn Tử Nê. Trên địa bàn xã hiện nay có khoảng 30 hộ gia đình, cơ sở sản xuất đang phát triển nghề làm mì gạo này.



Những sợi mì gạo Tử Nê trắng ngần được phơi khô sau khi tạo thành sợi

Quy trình làm làm mì, bún

Chúng tôi ghé thăm cơ sở làm mỳ truyền thống của gia đình anh chị Tuấn Hường vào một buổi chiều nắng. Trước mắt chúng tôi là những giàn mì phơi trên những cây tre, cây nứa dựng trên một khoảng đất trống rất rộng.

Mì bún sản xuất sạch không chất bảo quản của gia đình anh chị Tuấn Hường

Với diện tích nhà xưởng khoảng 500m2 được anh chị Tuấn Hường đầu tư máy móc, thiết bị vào sản xuất thay vì làm thủ công như trước đây. Đồng thời cơ sở sản xuất mì của anh cũng đảm bảo sản xuất sạch, đã được kiểm định, là thương hiệu mì đươc bảo hộ, nói không với hàn the và chất bảo quản. Để có sản phẩm mì ngon thì bí quyết chọn gạo là vô cùng quan trọng. Anh Tuấn chia sẻ: “Để có được những sợi mì, bún giai và ngon thì quy trình chọn gạo là rất quan trọng. Tôi thường làm mì từ gạo khang dân, chọn những hạt gạo đều, to không lẫn tạp chất của những loại gạo khác. Như vậy sản phẩm mì được làm ra sẽ thơm ngon và giai hơn.”

Quy trình vo gạo của anh Tuấn khá cầu kỳ do sản phẩm mỳ bột nước của gia đình anh Tuấn không sử dụng hàn the và chất tẩy trắng. Quy trình này trải qua 4 bước để đảm bảo độ trắng sáng của gạo, theo anh Tuấn gạo sau khi vo bằng hệ thống máy sẽ được rửa lại bằng nước sạch sau đó đem ngâm, mùa hè ngâm từ 3 đến 4 tiếng, mùa đông từ 6 đến 7 tiếng để gạo nở đúng độ. Sau khi ngâm xong gạo được rửa lại bằng nước sạch rồi tiến hành xay thành bột.

Từ năm 1995 thì hợp tác xã Mì gạo Tử Nê đã được liên minh hợp tác xã Việt Nam, liên minh hợp tác xã Bắc Ninh, hỗ trợ đầu tư máy tách bột hút chân không để tạo ra sản phẩm mì thơm, ngon, dẻo, dai, không bị chua. Mỳ sau khi được cán thành sợi thì sẽ được ủ khoảng 12 tiếng để mì có độ tơi, sau đó công nhân tại xưởng của anh Tuấn sẽ tiến hành giũ các sợi mỳ để phơi, công đoạn này thường được thực hiện vào sáng sớm để mỳ được phơi khô ngay trong ngày.

Anh Tuấn tay cầm sợi mì đã được chế biến xong, miệng cười vì thành quả của mình chia sẻ thêm: “ Mì sau khi được cán thành sợi thì khâu phơi mì là rất quan trọng. Mì phải được phơi thật khô để khi đóng gói đảm bảo mì ngon không bị mốc và ẩm ướt.”

Sau khi mỳ được phơi khô sẽ được chuyển ra xưởng để thực hiện khâu đóng gói. Những đôi tay của công nhân rất tỉ mỉ từ mọi khâu để có thể thành sản phẩm mì chất lượng. Mì được bó hay đóng gói thành các túi nhỏ và túi lớn rất đẹp mắt.

Những người giữ lửa nghề

Không biết nghề làm mì gạo Tử Nê có từ bao giờ chỉ biết nó đã có từ lâu đời. Người dân Tử Nê cứ truyền nghề cho nhau từ lớp này qua lớp khác, gắn bó với nó. Anh Tuấn tâm sự: “ Làm nghề nào thì yêu nghề đấy. Ngày xưa điều kiện gia đình khó khăn nhưng vì cái nghề này mà gia đình tôi bây giờ cũng bớt khổ. Mì có thương hiệu rồi lại càng vui. Chỉ mong nhiều người hơn nữa sẽ biết đến mì gạo Tử Nê để chúng tôi có thêm động lực để sản xuất ra những sợi mì ngon nhất phục vụ bà con.”

Đến khu phơi mì của một hộ khác gần đó Chị Nguyễn Thị Thập- công nhân làm mì, bún lâu năm tại đây nhiệt tình gợi ý những món ăn ngon làm từ mì, bún. Chị lấy tay quệt mồ hôi trên trán, vừa cầm cái nón quạt vừa chia sẻ với chúng tôi: “Tôi làm công nhân làm mì cũng gần chục năm. Khâu nào tôi cũng làm rồi. Khó khăn vất vả là thế nhưng đổi lại sợi mì ngon cũng xứng đáng lắm.”

Chúng tôi ghé thăm gia đình chị Nguyễn Thị Huệ - trong thôn Tử Nê. Khi được hỏi về nghề truyền thống làm bún, mì chị Huệ cười giòn tan kể lại: “Tôi không biết nghề làm mì gạo có từ bao giờ trong gia đình. Từ hồi bé đã thấy các cụ nhà tôi hay làm. Những hình ảnh ấy cứ theo suốt tuổi thơ tôi, và cái nghề cứ ngấm vào máu thịt bao giờ không biết.”

Người dân làng nghề chăm chút từng từng công đoạn để cho ra những mẻ sản phẩm đạt chất lượng

Hiện nay khi mà thực phẩm bẩn và thực phẩm không rõ nguồn gốc đã trở thành nỗi lo của toàn xã hội thì một sản phẩm mì gạo sạch được đăng ký thương hiệu bảo hộ như mì gạo Tử Nê là một tín hiệu vui và là niềm tự hào của người dân Tử Nê. Mì gạo Tử Nê đã trở thành thức quà quen thuộc mà ai có dịp đến với Bắc Ninh cũng sẽ nhớ về. Nhớ về những sợi mì giai, ngon và cả những người làm ra nó.

Đinh Khoai

Mì Gạo Thơm Ngon Ăn Nhiều Không Sợ Nóng

 Mì Gạo Thơm Ngon Ăn Nhiều Không Sợ Nóng

Mì gạo (mì trắng) vừa có lợi cho sức khỏe, vừa không gây nóng trong như mì tôm. Vì vậy, thay vì ăn mì tôm, hãy nấu ngay món mì gạo để cả nhà cùng ăn sáng nhé!

Mì gạo được làm từ bột gạo kéo thành sợi, thường được bó thành bó theo cân, ở dạng khô (không ướt như bún, phở) và có màu trắng. Tuy cách nấu mì gạo "lích kích" hơn nấu mì tôm, nhưng ăn mì gạo không gây nóng trong. Vì vậy nhiều chị em nội trợ thường nấu mì gạo để cả gia đình ăn sáng. 

Cách nấu mì gạo khá đơn giản, bạn có thể áp dụng theo công thức sau:

Nguyên Liệu

  • 0.5 kg mì gạo (mì trắng) 
  • 300g thịt heo xay hoặc thịt heo thái mỏng
  • 2 quả cà chua
  • Hành lá, rau mùi ta, mùi tàu
  • Gia vị: nước mắm, mì chính, bột canh, hạt nêm


  • Cách Làm

    Bước 1: 

    Đầu tiên, bạn rửa mì gạo qua nước sạch để loại bỏ hết bụi bẩn (mì gạo thường được phơi ngoài nắng nên rất dễ bị bụi bẩn). Tương tự như cách nấu miến, bạn ngâm qua mì gạo để khi nấu mì sẽ mềm hơn. Sau khi ngâm, bạn vớt mì ra rồi chần qua nước sôi nhé! 

    Bước 2: 

    Thịt heo mua về băm nhỏ (bạn có thể mua thịt xay sẵn). Bên cạnh việc dùng thịt băm để nấu mì gạo, bạn có thể sử dụng thịt thăn, thái mỏng thành miếng nhỏ vừa khi. Khi nấu cùng mì cũng rất ngon.


  • Bước 3: 

    Cà chua xắt miếng cau, hành lá, rau mùi tàu, mùi ta rửa sạch rồi thái nhỏ. 



  • Bước 4: 

    Bắc nồi lên bếp, cho một chút dầu vào làm nóng chảo rồi đổ cà chua vào. Đảo đều tay cho cà chua nhuyễn ra, cho thêm chút bột canh, nước mắm, và chút nước lạnh vào rồi tiếp tục đảo. Đến khi cà chua đã nhuyễn hẳn bạn đổ thịt băm vào xào cùng. 

    Nếu muốn thịt băm chín đều, không bị sống, bạn cho thêm chút nước lạnh để thịt và cà chua sền sệt rồi đun trong khoảng 5 - 7 phút. 


    Bước 5: 

    Đợi khi thịt đã chín hẳn, bạn đổ thêm nước lạnh vào nồi rồi tiếp tục đun với lửa to. Lưu ý cho vừa nước tùy theo khẩu vị nhé, nếu nhiều nước quá sẽ gây loãng, ít nước quá sẽ khiến mì gạo bị trương, khó ăn.

    Bước 6: 

    Đợi khi nồi thịt băm sôi, bạn trút mì gạo vào nấu cùng. Mì gạo rất nhanh chín, vì vậy sau khi mì sôi đều, bạn đảo qua để kiếm tra mì chín hay chưa rồi thả hành, rau mùi ta, mùi tàu vào. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn rồi cho chút mì chính hoặc hạt nêm là xong cách nấu mì gạo rồi đấy. 

    Để kiểm tra mì gạo đã chín hay chưa, bạn chỉ cần nhấc sợi mì lên, lấy tay kéo nhẹ. Nếu đứt thì mì đã chín, nếu chưa chín bạn để mì trong xoong một lúc khoảng 3 phút rồi hãng ăn nhé!

    Thành Phẩm

    Cách nấu mì gạo đơn giản, không hề làm mất nhiều thời gian của chị em nội trợ đúng không nào! Món mì gạo được nấu cùng thịt băm, cà chua, hành lá, rau thơm... mang một hương vị rất đặc biệt và dân dã. 

    Khi ăn, bạn gắp mì ra trước, sau đó múc thịt băm lên trên, đổ nước mì vào rồi thưởng thức nhé! Mì gạo và thịt băm chín mềm, có vị chua tự nhiên của cà chua nên rất dễ ăn, pha lẫn vào đó là hương vị thơm đặc trưng của rau gia vị... chắc chắn sẽ khiến bạn hài lòng. 


  • Với cách làm món mì gạo này, bạn có thể nấu thường xuyên để cả nhà ăn sáng. Hoặc trong những ngày bận rộn, không có thời gian nấu nướng thì cũng có thể làm món mì ngon này để "chống cháy".

Mì gạo xào thịt và giò


Nguyên Liệu
Mì gạo
Thịt lợn (chọn thịt có 1 chút mỡ để khi xào không bị khô)
Giò
Hành, tỏi
Nước mắm, mì chính (bột ngọt)

Ngâm mì gạo với nước đến khi mì mềm là được. Thái thịt thành miếng vừa ăn (cá nhân mình thì hay thái nhỏ hơn bình thường cảm giác vừa miệng hơn) - Băm hành và tỏi - Thái giò thành những lát nhỏ hoặc tuỳ theo sở thích của các bạn

Xào hành tỏi đến khi dậy mùi rồi cho thịt vào nêm thêm với mắm và mì chính, xào đến khi thịt chín thì cho giò vào xào hơi xém 1 chút

Lấy mì gạo đã ngâm ra và cho vào xào cùng với thịt, giò. Nêm mắm và mì chính theo khẩu vị, khi xào mì hãy để lửa to để mì xém ăn sẽ đậm vị và ngon hơn nhé !!

Đinh Khoai

Cách nấu mì gạo (mì trắng) ăn nhiều không lo nóng


Mì gạo (mì trắng) vừa có lợi cho sức khỏe, vừa không gây nóng trong như mì tôm. Vì vậy, thay vì ăn mì tôm, hãy nấu ngay món mì gạo để cả nhà cùng ăn sáng nhé!


Mì gạo được làm từ bột gạo kéo thành sợi, thường được bó thành bó theo cân, ở dạng khô (không ướt như bún, phở) và có màu trắng. Tuy cách nấu mì gạo "lích kích" hơn nấu mì tôm, nhưng ăn mì gạo không gây nóng trong. Vì vậy nhiều chị em nội trợ thường nấu mì gạo để cả gia đình ăn sáng.



Bạn có thể mua mì gạo theo kg hoặc lạng để nấu hàng ngàyCách nấu mì gạo khá đơn giản, bạn có thể áp dụng theo công thức sau.
Nguyên liệu
Để nấu mì gạo tại nhà, bạn cần có:0.5 kg mì gạo (mì trắng) 300g thịt heo xay hoặc thịt heo thái mỏng 2 quả cà chuaHành lá, rau mùi ta, mùi tàu Gia vị: nước mắm, mì chính, bột canh, hạt nêm





Nguyên liệu để nấu món mì trắng khá đơn giản, không cần cầu kỳCách nấu mì gạo như sau
Cách Làm
1
Đầu tiên, bạn rửa mì gạo qua nước sạch để loại bỏ hết bụi bẩn (mì gạo thường được phơi ngoài nắng nên rất dễ bị bụi bẩn). Tương tự như cách nấu miến, bạn ngâm qua mì gạo để khi nấu mì sẽ mềm hơn. Sau khi ngâm, bạn vớt mì ra rồi chần qua nước sôi nhé!



Ngâm mì gạo trước khi nấu
2
Thịt heo mua về băm nhỏ (bạn có thể mua thịt xay sẵn). Bên cạnh việc dùng thịt băm để nấu mì gạo, bạn có thể sử dụng thịt thăn, thái mỏng thành miếng nhỏ vừa khi. Khi nấu cùng mì cũng rất ngon.




Bạn có thể băm thịt thật nhỏ để nấu mì trắng hoặc dùng thịt thăn thái mỏng nhé!
3
Cà chua xắt miếng cau, hành lá, rau mùi tàu, mùi ta rửa sạch rồi thái nhỏ.




Cà chua xắt múi cau hoặc thái nhỏCách nấu mì gạo (mì trắng) đơn giản mà ngon 5 Hành lá, rau mùi, bạn cũng rửa sạch rồi thái nhỏ

4
Bắc nồi lên bếp, cho một chút dầu vào làm nóng chảo rồi đổ cà chua vào. Đảo đều tay cho cà chua nhuyễn ra, cho thêm chút bột canh, nước mắm, và chút nước lạnh vào rồi tiếp tục đảo. Đến khi cà chua đã nhuyễn hẳn bạn đổ thịt băm vào xào cùng.

Nếu muốn thịt băm chín đều, không bị sống, bạn cho thêm chút nước lạnh để thịt và cà chua sền sệt rồi đun trong khoảng 5 - 7 phút.



Cách nấu mì gạo ngon với thịt băm, cà chua và rau gia vị
5
Đợi khi thịt đã chín hẳn, bạn đổ thêm nước lạnh vào nồi rồi tiếp tục đun với lửa to. Lưu ý cho vừa nước tùy theo khẩu vị nhé, nếu nhiều nước quá sẽ gây loãng, ít nước quá sẽ khiến mì gạo bị trương, khó ăn.

6
Đợi khi nồi thịt băm sôi, bạn trút mì gạo vào nấu cùng. Mì gạo rất nhanh chín, vì vậy sau khi mì sôi đều, bạn đảo qua để kiếm tra mì chín hay chưa rồi thả hành, rau mùi ta, mùi tàu vào. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn rồi cho chút mì chính hoặc hạt nêm là xong cách nấu mì gạo rồi đấy.

Để kiểm tra mì gạo đã chín hay chưa, bạn chỉ cần nhấc sợi mì lên, lấy tay kéo nhẹ. Nếu đứt thì mì đã chín, nếu chưa chín bạn để mì trong xoong một lúc khoảng 3 phút rồi hãng ăn nhé!


Thành phẩm
Cách nấu mì gạo đơn giản, không hề làm mất nhiều thời gian của chị em nội trợ đúng không nào! Món mì gạo được nấu cùng thịt băm, cà chua, hành lá, rau thơm... mang một hương vị rất đặc biệt và dân dã.

Khi ăn, bạn gắp mì ra trước, sau đó múc thịt băm lên trên, đổ nước mì vào rồi thưởng thức nhé! Mì gạo và thịt băm chín mềm, có vị chua tự nhiên của cà chua nên rất dễ ăn, pha lẫn vào đó là hương vị thơm đặc trưng của rau gia vị... chắc chắn sẽ khiến bạn hài lòng.



Món mì gạo cà chua thịt băm ngon ''hết xảy"
Với cách làm món mì gạo này, bạn có thể nấu thường xuyên để cả nhà ăn sáng. Hoặc trong những ngày bận rộn, không có thời gian nấu nướng thì cũng có thể làm món mì ngon này để "chống cháy".

Không chỉ mì gạo nấu cà chua, thịt băm, còn rất nhiều món mì ngon để bạn tham khảo:

Cách làm mì lạnh ngon tuyệt cho ngày cuối tuần nắng nóngLàm món mì Ý sốt kem tươi và thịt hun khói ngon khó cưỡng
Chúc bạn thực hiện thành công cách nấu mì gạo ngon tại nhà nhé!

                                                                                                                                            Đinh Khoai

Cách luộc bún khô ngon hay là Cách làm Bún lá

Cách luộc bún khô ngon hay là Cách làm Bún lá
Hi cả nhà,

Tớ đang viết mấy dòng này ngồi trong thư viện, chỗ thân quen hồi trước ngày nào cũng “tha xác” ở đây… Lâu lắm mới có cảm giác này… Số là chuyển nhà, chuyển Internet nhưng do có sự hiểu lầm nhỏ, họ cắt Internet của nhà luôn nên 2 ngày nay tớ hoàn toàn sống không có Internet. Kể ra cũng là trải nghiệm thú vị và hiếm có ở thời đại này ;)

Mấy hôm nay, tớ cũng tần tảo xếp được khá nhiều đồ vào nhà mới. Cuối tuần này thì nhờ bạn bè tới giúp chuyển furniture là tớ dọn về nhà mới. Thật ra, cũng nhiều người tới xem nhà nhưng chưa ai thuê cả huhu … Tớ đặt mình vào vị thế của người đi xem nhà thì thấy đấy cũng là một điều dễ hiểu khi đi xem nhà trong lúc tớ dọn ra đồ còn đang nhiều và hơi lộn xộn thì làm sao họ thấy thích được T_T … Nên giờ mục tiêu là dọn sang nhà mới sớm, về dọn nhà cũ sạch sẽ để thu hút khách hàng ;) keke …




Hôm qua đi lên đi xuống dọn dẹp nhà kho rồi nhà mới xong về tớ cũng đau mỏi hết cả người. Sáng nay không có mạng thì tớ thấy cũng bình thường nhưng tối chồng tớ lại rủ ra thư viện ngồi dùng Internet check mail các thứ nhỡ các bạn nào muốn tới xem nhà thì sao. Mà thời tiết thì đang lạnh cóng nhưng mặc áo ấm, khoác túi laptop lên vai cảm giác vui vui như quay trở lại lúc đi học hoặc những ngày tối nào cũng đi “typing” – đánh máy thuê cho một bạn PhD từ hồi năm ngoái hihi …
Hôm nay, tớ không giới thiệu với cả nhà một món ăn cầu kì nào cả mà chỉ là một cách đơn giản chế biến bún khô thành bún lá. Mặc dù, bún khô ăn không có vị chua của giống của bún tươi nhưng nếu biết cách luộc bún, xử lý bún thì bạn vẫn có thể thấy được vị ngon của bún khô đấy ;) Hồi trước ở Thái có bún tươi giống Việt Nam, ở Sing thì lọ mọ lên Golden Mile Complex cũng có hoặc ăn bún khô nhưng thường được về Việt Nam nên cũng đỡ nhớ. 3.5 năm nay tớ ăn bún khô quen giờ cái mùi vị của bún tươi cũng quên đi ít nhiều…


Sở dĩ tớ nghĩ ra cách làm thành bún lá từ bún khô luộc lên là vì có nhiều lần tớ luộc bún sớm, để ráo nước trong rổ lâu, bị khô lại, bún đóng thành bánh luôn ;) Tớ mới nghĩ, lúc mình luộc bún xong, xả bún bằng nước lạnh thì bún trơn tuột, để ráo bún dính lại như bún tươi thật ý. Mà tớ cũng để ý, hôm nào tớ làm bún trước, bún càng để ráo thì ăn càng giống bún tươi cả nhà ạ :D …
ảnh 2 vào đây

Nhắc đến bún lá, có thể nhiều người không biết (như chồng tớ nè :P), nhưng nếu bạn ăn bún đậu ở ngoài hàng thì bún thường được cắt thành miếng. Đó chính là bún lá đấy cả nhà ạ ;) Tớ thì mỗi khi ăn bún lá nhớ tới câu chuyện “mong như mong mẹ về chợ” của mẹ tớ. Mẹ kể hồi nhỏ câu đấy đúng là như vậy, khi bà tớ mang đồ ra chợ bán, khi nào về bà cũng mua cho mẹ thanh đậu rán và vài tấm bún lá. Đó  là món quà vặt quý giá mang theo suốt hành trình cuộc đời của mẹ tớ…
ảnh 3 vao
1. Nguyên liệu:
1 gói bún khô (ít nhiều tùy cả nhà)
Nước luộc bún
Dụng cụ nên có: rổ phẳng hoặc có thể dùng giá để nguội hay dùng trong làm bánh
2. Cách làm: Cực dễ và phần lớn thời gian là để bún tự khô thôi cả nhà ạ
Đầu tiên, đun một nồi nước sôi. Lượng nước thì cả nhà nên đun bằng nồi lớn vì khi luộc bún bằng nồi lớn, bún nở đều và sẽ ngon hơn. Đừng luộc bún ít nước nhé cả nhà.
Sau đó, cho bún vào luộc liu riu 5 – 10 (còn tùy thuộc vào sợi bún cả nhà mua). Cả nhà có thể nếm khi bún mềm là được.
Đổ ngay bún ra một cái rổ và xả nước lạnh để bún nguội, quá trình luộc bún sẽ dừng.
ảnh 4
Ngay sau đó, bún sẽ rất trơn và dễ tạo hình. Dưới đây là hai cách cuốn tạo hình bún lá. Tùy sở thích, sáng tạo mà cả nhà có thể làm theo ý mình thích:
Cách 1:
Lấy một ít bún rồi cuốn tròn quanh 3 ngón tay giữa.
anh 5
Cuốn lỏng lỏng rồi thả ra là có một cuộn bún tròn trên tay rồi. Điều chỉnh cho cuộn bún dày mỏng theo ý mình. Nếu để mỏng thì bún sẽ nhanh ráo hơn cả nhà ạ.
anh 6
Để bún cuộn xong lên rổ cho ráo, rồi chuyển sang giá để nguội chừng ít nhất 3 tiếng.
Cách 2: Cả nhà dùng 3 ngón tay giữa, cuốn sợi bún ít một và dài, cứ gập đôi hoặc gập 3 như hình dưới đây là được. Sau đó cũng để ráo cho tới khi bún đóng bánh là được.




Lưu ý: Làm bún lá không vội được cả nhà ạ. Vì thế cả nhà nên lên kế hoạch làm trước và để bún có thời gian để ráo càng lâu càng tốt. Ít nhất 3 tiếng hoặc cho tới khi cả nhà nhấc miếng bún đóng lại thành bánh là hoàn thành. Cái này cũng tùy thuộc vào thời tiết ở mỗi nơi khác nhau. Ở chỗ tớ thời tiết khá khô nên bún đóng nhanh hơn.
anh 8
Rán đậu chín vàng;  pha mắm tôm với chanh, đường và ớt cay cùng một chút mỡ nóng của đậu vừa rán xong. Bún lá cắt ra thành miếng, ăn như bún đậu mắm tôm ở nhà ý hihi …
anh 9
Trời có lạnh nhưng có một rổ bún đậu như thế này ai chẳng mê mệt cả nhà nhỉ ;) Ai không thích ăn bún khô, hi vọng sau bài này cả nhà sẽ có thêm kinh nghiệm xử lý và sẽ yêu mến nó nhiều hơn ^^ Chúc cả nhà thành công nhé ^^



Đinh Khoai

Dễ dàng chế biến món bún gạo xào


Làm mới bữa điểm tâm sáng của gia đình bạn bằng món bún gạo xào tuy đơn giản nhưng lại thơm ngon hấp dẫn.

Nguyên liệu:

- 200 g bún gạo khô, 2 cây lạp xưởng, 2 quả trứng gà.

- 200 g thịt ba rọi, 100 g hẹ, 100 g giá sống, 5 cây cải thìa, 1/2 củ hàng tây, 1 củ cà rốt.

- Ớt trái, hạt nêm, nước tương, tỏi, đường.

Cách chế biến:


Cách làm bánh tráng trộn cho cô nàng mê quà vặt

Bánh tráng trộn là một đặc sản nổi tiếng của Tử Nê và từ lâu đã được giới trẻ rất yêu thích. Hôm nay, mình sẽ hướng dẫn các bạn cách làm bánh tráng trộn vừa ngon lại rất bảo đảm và bạn có thể yên tâm về chất lượng của món ăn. Hãy cùng bắt tay vào làm thôi!
Bánh tráng trộn tuy là một món ăn mới xuất hiện một vài năm nhưng nhanh chóng trở thành một món ăn vặt được rất nhiều người yêu thích. Hôm nay, chuyên mục ăn ngon của Mì Gạo Tử Nê xin giới thiệu với các bạn cách làm bánh tráng trộn ngon như ngoài hàng nhé!

Nguyên liệu làm bánh tráng trộn (cho 4 người ăn):

-1 xấp bánh tráng Tử Nê
-2 trứng gà hoặc 4 quả trứng cút tùy ý.
-10g mực khô sợi.
-10g bò khô.
- Rau răm, lạc, hành phi, tương ớt, sa tế, quất, mỡ hành

Cách chế biến bánh tráng trộn:

– Trứng gà (hoặc trứng cút) các bạn rửa với nước, sau đó luộc chín rồi bóc vỏ. Hành lá bỏ phần rễ, sau đó rửa sạch, thái nhỏ, phi thơm cùng với dầu ăn để làm mỡ hành. Rau răm các bạn nhặt bỏ rễ, sau đó rửa sạch, thái nhỏ.
– Bánh tráng các bạn ủ với một chút nước cho thật mềm, sau đó cắt bánh thành từng phần nhỏ cho vào bát.


– Tiếp đến các bạn cho các nguyên liệu đã chuẩn bị như: khô bò, tương ớt, sa tế, rau răm, lạc rang, hành phi, mỡ hành vào rồi vắt quất và trộn đều. Các bạn cũng nêm nếm gia vị vào cho vừa ăn nhé.

Công thức tuyệt vời cho "fan" của phở gà nước và phở gà trộn

Cả hai món phở gà đều thơm ngon hấp dẫn theo công thức chia sẻ dưới đây của bếp Mì Gạo Tử Nê. Cùng vào bếp trổ tài làm bữa điểm tâm cho gia đình ngày cuối tuần, chắc chắn bạn sẽ được khen "đầu bếp tuyệt vời".
Phở gà - món điểm tâm tuyệt vời được nhiều người Việt yêu thích. Nhưng nấu phở gà sao cho nước ngọt, dậy mùi thơm, hay làm phở gà trộn thế nào cho đúng vị chua ngọt hấp dẫn không phải ai cũng rõ. Bếp Em đẹp gửi tặng "fan" phở gà công thức nấu phở ngon tuyệt. Có lẽ sau lần "lăn vào bếp" này, bạn lại chẳng còn muốn ăn phở ngoài tiệm nữa cũng nên. 
Phở gà trộn
Nguyên liệu (cho 6 phần ăn)
+ 1kg bánh phở tươi
+ 1 con gà ta 800gr
+ 200gr cà rốt
+ 200gr dưa chuột
+ 200gr giá đỗ
+ Chanh/quất, ớt, tỏi
+ Nước mắm ngon, đường cát
+ Rau răm, húng láng, húng bạc hà, rau mùi ta


Cách làm
- Gà luộc chín, xé lấy thịt rồi thái miếng cả thịt lẫn da cho vừa ăn.
- Rau thơm nhặt rửa sạch, để ráo.
- Bổ đôi dưa chuột rồi bào lát mỏng. Cà rốt bỏ vỏ bào sợi. Trộn cà rốt với đường và nước cốt chanh/quất và vài hạt muối. Sau 2-3 phút thì thêm dưa chuột vào trộn đều. (Do cà rốt lâu ngấm hơn dưa chuột)
-  Pha nước mắm chua ngọt theo tỉ lệ: 3 đường: 2 nước cốt chanh/dấm: 1 mắm:1 nước lọc.
- Thêm ớt xắt nhỏ vào
- Chần sơ bánh phở trong nước nóng già cho tơi mà không nát bánh.
- Trụng chín giá đỗ rồi lần lượt xếp dưa chuột bóp, cà rốt bóp, giá đỗ, thịt gà, rau thơm lên bát bánh phở.
Cuối cùng, bạn chỉ việc rưới nước mắm lên tô phở, trộn đều và thưởng thức.
Khi ăn, các bạn có thể thêm ít hành khô phi hoặc lạc rang giã dập, khi ấy bạn sẽ thấy không có nhà hàng quán ăn nào có bát phở gà trộn ngon bằng bát phở do chính tay bạn làm ra này đâu. Chúc các bạn ngon miệng với món phở gà trộn này nhé. 

Phở gà nước
Nguyên liệu (Cho 4-5 người ăn)
+ Gà ta: 1 con (chọn gà mái tơ khoảng 1,2kg - 1,5kg )
(Muốn nước ngọt hơn có thể mua thêm xương gà, heo)
+ Gừng: 1 củ
+ Hành khô: 4-5 củ
+ Hành tây: 1 củ
+ Hạt mùi: 2-3 thìa (thìa nhỏ bằng thìa nhựa ăn sữa chua nhé)
+ Mắm, bột canh, đường, bột ngọt...
+ Mì phở, bánh phở...
+ Hành lá, rau mùi, lá chanh
+ Chanh, ớt, tiêu bột (hoặc tương ớt)

Cách làm
- Gà sơ chế sạch sẽ, cho vào nồi nước lạnh để luộc chín. Cho một chút bột canh vào nồi để thịt gà ngọt đậm đà hơn. Gà chín tới thì vớt ra, để nguội.
Chú ý: muốn nước trong thì khi sôi nước phải hạ lửa nhỏ 
- Hành khô, gừng rửa sạch và nướng qua lửa cho thơm, hành tây bổ dọc thành 4-6 phần, hạt mùi rang thơm. Tất cả các loại gia vị tạo mùi này được gói trong một miếng vải sạch rồi thả vào nồi nước dùng. Tiếp tục đun sôi nồi nước dùng trên lửa, khi sôi thì hạ lửa nhỏ liu riu.
- Lọc lấy thịt gà và xé nhỏ, để riêng ra đĩa, còn phần xương + đầu, cổ, chân gà thì cho vào nồi nước dùng.
Chú ý: Với lượng nước dùng cho 4-5 người ăn, mình chỉ cần xương gà đã lọc + phần đầu, cổ, chân gà là ngọt nước, muốn nồi nước dùng chất lượng hơn có thể cho thêm xương heo vào (nhớ luộc xương heo qua một nước rồi hãy thả vào nồi nước dùng để nước được trong nhé). Chợ nhà mình có bán cả xương gà đã lọc thịt nên mình mua thêm bộ xương gà.
- Nước dùng gà ninh ở lửa nhỏ liu riu vài tiếng đồng hồ để xương tiết ra chất ngọt, hành gừng mùi tiết ra mùi thơm, bên trên sẽ có lớp váng mỡ gà mỏng vì gà ta có ít mỡ nếu bạn muốn ăn loại nước dùng béo hơn thì có thể mua thêm mỡ gà cho vào nồi nước dùng.
- Nêm nếm mắm, muối, bột ngọt cho vừa miệng, thêm một chút xíu đường để nước dùng "mềm" hơn (nên dùng nước mắm loại ngon nhé)
- Hành lá: phần trắng chẻ nhỏ, phần xanh thái nhỏ
- Rau mùi: 1 phần thái nhỏ, 1 phần để nguyên cây 
- Lá chanh thái sợi nhỏ (có thể dùng hoặc không dùng tùy theo sở thích)
- Bánh phở trần qua nước đang sôi bằng một cái vá, sóc cho ráo nước rồi đổ vào bát, xếp thịt gà xé nhỏ vào, rắc hành mùi lên trên, chan nước dùng vào bát,rắc thêm lá chanh cho thơm. Nước dùng cũng phải là nước đang sôi lăn tăn trên bếp.
Dùng thêm chanh, ớt, tiêu theo khẩu vị.
Bát dùng ăn phở không to quá, không nhỏ quá, và nên dùng bát sứ trắng - đũa tre để có cảm giác ngon miệng hơn!


Đinh Khoai

Bún ốc chuối đậu đông khách trong ngõ chợ Đồng Xuân

Bún ốc chuối đậu đông khách trong ngõ chợ Đồng Xuân

Nếu chịu khó đi sâu vào ngõ chợ Đồng Xuân (Hà Nội), bạn sẽ thấy một quán bún ốc chuối đậu tuy nhỏ nhưng vô cùng đông khách.

Nước dùng chỉ được chan vừa đủ để thấm đều vị ngon vào sợi bún.
Ngay khi thử miếng đầu tiên, bạn sẽ bị hấp dẫn bởi những con ốc nhồi béo múp, miếng chuối xào bở tơi mà không nát, miếng đậu phụ rán vàng ươm mềm mại. Nước dùng ở đây chua chua, thơm nhẹ vị nếp cái dùng làm giấm bỗng, khi ăn cho thêm ớt chưng để có được vị cay nồng đậm đà.
Ngoài bún chan, quán còn phục vụ bún chấm dành cho những thực khách muốn đổi kiểu ăn thông thường. Bát bún rối được để riêng, khi ăn mới cho bún vào bát nước dùng nóng hổi với đầy đủ ốc, chuối, đậu. Ăn kèm bún có rau chuối thái mỏng, húng Láng, tía tô. Nếu thích ăn chua, chắc hẳn bạn sẽ không thể bỏ qua hũ sấu, me dầm nước mắm được chủ hàng cầu kỳ làm riêng, vừa đem lại vị chua thanh mát, vừa tôn lên vị đậm đà của nước dùng.
Bún chấm ăn kèm bún rối.
Bún chấm ăn kèm bún rối.

4 món canh chua dọc mùng hợp cả ngày nắng và mưa

4 món canh chua dọc mùng hợp cả ngày nắng và mưa

Những hôm thời tiết ẩm ương, bữa cơm có bát canh chua đưa đẩy thì miệng cũng thấy ngon hơn mà tâm trạng cũng vui hơn.


1. Canh chua cá lóc
Món canh nổi tiếng của người miền Nam thực ra có cách làm rất đơn giản, chỉ cần đủ các nguyên liệu là bạn đã có thể dễ dàng chế biến.
Món canh nổi tiếng của người miền Nam thực ra có cách làm rất đơn giản, chỉ cần đủ các nguyên liệu là bạn đã có thể dễ dàng chế biến.
Nguyên liệu:
- 1 con cá quả (hay còn gọi là cá lóc) tầm 400 g
- 1-2 cây dọc mùng
- 2 quả cà chua lớn
- 10-15 quả đậu bắp
- 2 lát dứa vừa ăn
- 100 g giá đỗ
- 1 vắt me chua
- 1 nhánh nhỏ cần tây
- Rau mùi tàu (ngò gai), rau ngổ (ngò om)
- Nước mắm, đường, hạt nêm, muối, tỏi, hành khô.
2. Canh cá dọc mùng
Mâm cơm mùa hè mà có món canh chua cá nấu với dọc mùng giòn, thơm mùi thì là thì thật hết sẩy.
Mâm cơm mùa hè mà có món canh chua cá nấu với dọc mùng giòn, thơm mùi thì là thì thật hết sẩy.
Nguyên liệu:
- 2-3 khúc cá trắm hoặc đầu cá
- Vài cây dọc mùng
- 1-2 quả cà chua, 1 mớ thì là
- 2 cái tai chua
- Gia vị.
3. Canh chua chay
Bát canh có vị chua chua của me và dứa, thêm nhiều rau và đậu phụ non, ăn không ngấy, thích hợp vào những ngày nóng nực.
Bát canh có vị chua chua của me và dứa, thêm nhiều rau và đậu phụ non, ăn không ngấy, thích hợp vào những ngày nóng nực.
Nguyên liệu:
- 1 hộp đậu phụ non, có thể thêm đậu phụ rán tùy theo sở thích của bạn
- 1 lát dứa vừa ăn
- 1-2 quả cà chua
- 200 g đậu bắp
- Vài nhánh dọc mùng (hay còn gọi là bạc hà)
- Một ít me khô loại dùng để nấu canh chua
- Hành barô, đường, muối.
4. Canh nấm nấu chua
Món canh ngọt với vị ngọt, giòn của nấm, điểm thêm vị chua nhẹ của dứa, cà chua và thơm của mùi tàu.
Món canh ngọt với vị ngọt, giòn của nấm, điểm thêm vị chua nhẹ của dứa, cà chua và thơm của mùi tàu.
Nguyên liệu:
- 1 hộp nấm kim châm hay nấm rơm (200 g)
- 1 lát dứa vừa ăn
- 1 quả cà chua
- Vài cây dọc mùng
- Hành lá, mùi tàu, hành khô
- Muối, nước mắm, đường.

Đinh Khoai